Hợp đồng mua bán nhà không cần công chứng khi chuyển nhượng

Bộ Xây dựng đã có văn bản về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi. Theo đó, giao dịch chuyển nhượng Hợp Đồng mua bán và góp vốn bằng nhà ở nếu có một bên là tổ chức thì không cần phải công chứng, chứng thực.

Cụ thể, giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được hiểu không phải là mua bán nhà ở mà là chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của người mua nhà theo hợp đồng mua bán nhà ở. Loại giao dịch này có ba bên tham gia, bao gồm: Chủ đầu tư: là nơi có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng để kết thúc giao dịch với bên mua nhà ở lần đầu và thực hiện giao dịch với bên nhận chuyển nhượng hợp đồng; người mua nhà của chủ đầu tư và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng.
Bộ Xây dựng đã có văn bản về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi. Theo đó, giao dịch chuyển nhượng Hợp Đồng mua bán và góp vốn bằng nhà ở nếu có một bên là tổ chức thì không cần phải công chứng, chứng thực.
Đối với giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở và giao dịch góp vốn bằng nhà ở nếu
có một bên là tổ chức thì không cần phải công chứng
Đối với giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở và giao dịch góp vốn bằng nhà ở nếu
có một bên là tổ chức thì không cần phải công chứng

Được coi là một chủ đầu tư theo pháp lý thì chủ đầu tư phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, có con dấu để thực hiện các giao dịch trên và có tư cách pháp nhân. Vì thế, thay vì phải công chứng, giao dịch này chỉ cần có xác nhận của chủ đầu tư. Việc làm này vẫn đảm bảo về mặt pháp lý, tuy nhiên sẽ thuận lợi hơn cho người tham gia giao dịch đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng cho rằng đối với giao dịch góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức - có tư cách pháp nhân, có con dấu, hoạt động theo quy định của pháp luật thì cũng không cần công chứng. Khi tham gia giao dịch này, bên góp vốn vẫn tiếp tục tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong toàn bộ quá trình hợp tác nên trường hợp này cũng không nên bắt buộc phải có công chứng hoặc chứng thực.

Trong tháng 10/2014, khi góp ý về dự thảo trên, Bộ Tư pháp đề nghị: Cần phải công chứng hoặc chứng thự đối với các giao dịch chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở và giao dịch góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức. Việc làm này nhằm bảo đảm an toàn pháp lý, các bên tham gia giao dịch được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp.

Tuy nhiên, đề xuất này không được Bộ Xây dựng đồng tình, được lý giải với những phân tích như trên.

Bộ Tư pháp cũng đề nghị về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở đối với các hợp đồng phải công chứng, chứng thực. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.

Bộ Xây dựng cũng phân tích, để chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của các bên, thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng phải công chứng, chứng thực do các bên thỏa thuận nhưng phải sau khi hợp đồng được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét